Nước thải ngành mạ điện chứa hàm lượng cao các muối vô cơ chứa ion kim loại nặng
và có khoảng pH thay đổi rất rộng từ rất axít (pH =2 – 3) đến rất kiềm (pH = 10 –11). Do vậy, xử lý nước thải mạ điện không phải là vấn đề đơn giản.Bài viết này giới thiệu công nghệ xử lý nước thải ngành mạ điện có chứa thành phần axit, bazờ và các loại nước thải khác sau khi đã qua công đoạn xử lý sơ bộ (nước thải chứa Niken, crom, cianua) được áp dụng tại các nhà máy xi mạ tại Nhật Bản.
Nước thải ngành xi mạ kim loại nói chung và mạ điện nói riêng có chứa hàm lượng cao các muối vô cơ và kim loại nặng. Tuỳ theo kim loại của lớp mạ mà nguồn ô nhiễm chính có thể là đồng, kẽm, crôm, hoặc niken và cũng tuỳ thuộc vào loại muối kim loại sử dụng mà nước thải có chứa các độc tố khác như xianua, muối sunphát, crômat, amonium. Trong nước thải thường có khoảng pH thay đổi rất rộng từ rất axít (pH =2 – 3) đến rất kiềm (pH = 10 –11). Các chất hữu cơ thường có rất ít trong nước thải xi mạ, phần đóng góp chính là các chất tạo bóng, chất hoạt động bề mặt …, nên chỉ số COD, BOD của nước thải mạ điện thường nhỏ và không thuộc đối tượng xử lý. Đối tượng xử lý chính trong nước thải mạ điện là các ion vô cơ mà đặc biệt là các muối kim loại nặng như Crôm, Niken, Đồng, Xianua,…
Theo các các số liệu thống kê, thành phần và tính chất nước thải mạ điện ở nước ta như sau:
Tại Nhật Bản, công ty CP công nghiệp điện hóa Fukui là một trong các công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mạ kim loại. Hiện nay, công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy chuyên xi mạ, sơn kim loại tại đường số 6, KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng, đồng thời công ty cũng đang đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất với công suất 110 m3/ngày đêm. Công nghệ xử lý nước thải được áp dụng chủ yếu dựa trên phương pháp cơ học và hóa lý nhằm xử lý các thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải xi mạ như dầu mỡ, kim loại nặng, axit, bazơ,… Thành phần và tính chất nước thải như sau:
Tại Nhật Bản, công ty CP công nghiệp điện hóa Fukui là một trong các công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mạ kim loại. Hiện nay, công ty đang đầu tư xây dựng nhà máy chuyên xi mạ, sơn kim loại tại đường số 6, KCN Hòa Khánh, Đà Nẵng, đồng thời công ty cũng đang đầu tư lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sản xuất với công suất 110 m3/ngày đêm. Công nghệ xử lý nước thải được áp dụng chủ yếu dựa trên phương pháp cơ học và hóa lý nhằm xử lý các thành phần ô nhiễm đặc trưng trong nước thải xi mạ như dầu mỡ, kim loại nặng, axit, bazơ,… Thành phần và tính chất nước thải như sau:
Các nguồn phát sinh nước thải riêng biệt (nước thải chứa dầu nhờn; chứa cianua; chứa crom; chứa niken,…) sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ (để thu hồi các thành phần kim loại quý hiếm, tách dầu mỡ có trong nước thải) trước khi được dẫn đến dây chuyền xử lý chung cùng với nước thải chứa axit, bazơ để xử lý triệt để theo quy trình công nghệ sau:
Nước thải axit, ba zơ và các các loại nước thải khác sau khi qua công đoạn xử lý sơ bộ được lưu trữ tại bể nước thải axit, bazờ. Tại đây, tiến hành sục khí để hòa trộn đều nước thải. Sau đó, nước thải được bơm với một lượng nhất định tới bể phản ứng thông qua lưu lượng kế. Ở bể phản ứng, các hóa chất được bổ sung vào như: H2SO4 để giảm độ pH xuống, FeCl3 để tạo bước đệm cho phản ứng hình thành mảng bám với các kim loại nặng sau này. Tiếp theo, nước chảy tràn qua bể điều chỉnh pH, tại đây cấp thêm hóa chất kiềm như NaOH và Ca(OH)2 để tăng độ pH lên 9-10. Khi đó, phản ứng sẽ xảy ra và hình thành các hydroxit kim loại nặng.
Tiếp theo, nước thải được bơm lên bể ngưng (hay bể tạo bông). Tại bể này, cấp thêm polymer để hình thành các mảng bám đa phân tử với các hydroxit kim loại nặng. Sau đó, các mảng bám đa phân tử này sẽ được lắng tại bể lắng. Nước tại bể lắng sẽ phân ly thành hai phần: phần dưới là hỗn hợp nước – bùn do các mảng bám đa phân tử lắng xuống, phần nước ở phía trên sẽ tự chảy qua bể nước guồng.
Từ bể nước guồng (hay bể trung gian), nước được bơm tới tháp lọc cát để lọc các thành phần rắn lơ lửng trong nước thải. Tiếp theo, nước thải được bơm qua tháp hấp thụ các-bon hoạt tính để loại bỏ các chất hữu cơ và thành phần dầu còn sót lại trước khi được lọc qua tháp trao đổi ion (tháp lọc Chelate) để loại bỏ hoàn toàn kim loại nặng còn sót lại. Đến đây, toàn bộ kim loại nặng đã được hấp thụ hết. Cuối cùng, nước bơm qua bể trung hòa, tại đây các hóa chất trung hòa (H2SO4 và NaOH) sẽ được cấp thêm vào bể để đảm bảo pH đạt tiêu chuẩn xả thải.
Bùn thải sẽ được bơm về bể chứa bùn, sau đó được xử lý tách nước bằng máy ép bùn để tạo thành các bánh bùn đặc. Phần nước tách ra từ bùn được quay vòng về bể chứa nước thải axit, bazơ để xử lý. Bánh bùn đặc được lưu kho và thuê các đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.
Theo deec.vn